ĐƯỜNG PHÈN LÀ GÌ?
Đường phèn có tên khoa học là Saccharose hay còn gọi với cái tên là băng đường, công thức hóa học của đường phèn là C12H22O11. Cũng giống như đường cát, đường phèn được làm từ nước mía, củ cải đường, một số nguyên liệu khác như đường thốt nốt, lúa miến ngọt. Đường phèn có chứa Saccharose và một số nguyên tố vi lượng giúp phân giải thành fructose và glucose. Trong kỹ thuật pha chế đồ uống, đường phèn được sử dụng rất phổ biến vì khi nấu lên ở dạng lỏng sẽ mang lại vị ngọt thanh dễ chịu.
Ở Việt Nam, đường phèn làm từ mật mía là loại đường phèn phổ biến nhất, cũng là loại đường phèn mà Ông Bụt Farm sử dụng để sản xuất sữa từ hạt.
VẬY ĐƯỜNG PHÈN MẬT MÍA TỰ NHIÊN LÀ GÌ?
Là đường kết tinh từ mật mía một cách hoàn toàn tự nhiên, có màu nâu vàng nhạt.
Quá trình hình thành đường phèn mật mía: Cây mía đường sau khi khai thác được ép lấy nước và được đun trên bếp lò tạo thành mật mía (mật mía càng sáng, đặc thì càng ngọt và để được lâu). Sau đó mật mía được trữ trong các lu trữ mật (hiện nay dùng thùng phi inox để đảm bảo vệ sinh) trong thời gian 3-6 tháng, lâu ngày dần dần sẽ tạo một lớp đường kết tinh bám ở lu trữ mật. Khi vừa được lấy ra từ lu, đường phèn thường có độ ẩm nhất định, sau đó được người sản xuất đem đi phơi nắng để đường khô cứng hơn và bảo quản lâu hơn. Mật càng chất lượng, càng ngọt, để càng lâu thì tỷ lệ kết tủa thành đường phèn càng cao.
Thực tế, đường phèn chỉ là sản phẩm phụ của nhà mật, vì nếu mật mía được bán đi càng nhanh thì càng không có đường phèn. Vậy nên đường phèn chỉ có vào năm sau của vụ thu hoạch và nấu mật mía.
VÌ SAO ÔNG BỤT FARM SỬ DỤNG ĐƯỜNG PHÈN MẬT MÍA TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT SỮA TỪ HẠT?
- Đường phèn mật mía tự nhiên không qua tinh chế, không có các bước tẩy màu và khử như đường phèn trắng.
- Đường phèn được hấp thu chậm và giải phóng năng lượng từ từ, không gây hại cho các cơ quan trong cơ thể.
- Đường phèn mật mía tự nhiên có vị dịu ngọt, thanh, mát … trong Đông y dùng làm thuốc bổ phổi tiêu đờm.
- Sử dụng đường phèn mật mía để nấu sữa hạt làm tăng khả năng phát huy dược tính và dưỡng chất của các loại hạt.
- Giảm thiểu tối đa các bệnh lý như: tiểu đường, béo phì, tim mạch, ung thư, suy thận,